Hôm nay , Nông Dân Online chia sẻ cùng bạn tìm hiểu về Mô hình và kỹ thuật nuôi cá sặc rằn. Cũng như tìm hiểu về đặc điểm và cách chăm sóc cá sặc rằn đạt hiệu quả cao. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.
Mục lục
1. Thông tin về con cá sặc rằn
Tên tiếng Anh | Trichopodus pectoralis |
Tên tiếng Việt | Cá sặc rằn, Cá sặc bổi, cá rô tía da rắn, cá rô tía Xiêm, cá lò tho, |
Đặc điểm nhận dạng | Đây là loại cá nước ngọt, với thân hình dẹp, hình bầu dục. Trên thân có những sọc màu xám, xanh hoặc sẩm màu. Con trưởng thành có thể đạt kích thước 25cm. Đầu cá bé, miệng hướng về trên và vây bụng có dạng sợi. |
Hình thức sinh sản | Đẻ trứng |
Môi trường sống | Là loại cá nước ngọt phổ biến, cá thích nghi rất tốt với ao nước có thông số gồm: + Nhiệt độ : 25-30 độ C + pH: 7.0 – 7.5 |
Thức ăn | Thức ăn chính của chúng là các loại tôm tép nhỏ, côn trùn. |
Nguồn gốc | Đây là loại cá bản địa của các quốc gia Đông Nam Á. Cá được tìm thấy nhiều tại Việt Nam, Camphuchia, Malaysia, Indonesia |
2. Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn
Cá sặc rằn là một loại cá nước ngọt dễ nuôi, dễ chăm sóc và thu hoạch nhanh. Tuy nhiên, để nuôi cá sặc lò tho đạt hiệu quả cao. Bạn cần lưu ý đến những đặc điểm sau:
2.1 Vị trí nuôi cá
Bạn có thể nuôi cá sặc trong ao hồ hoặc đồng ruộng nước ngọt đều được. Và cá có thể phát triển tốt với ao nuôi diện tích không cần quá lớn.
Đối với các ao nuôi cá sặc lò tho nên được làm theo dạng hình chữ nhật để tiện quản lý. Chiều sâu tối thiểu là 1 mét và nên để mặt nước cách bờ là 0.5m nhé.
2.2 Nguồn nước
Cá sặc rằn có thể sống tốt trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ ở mức 8 phần nghìn. Nước để nuôi cá sặc không được để quá đục. Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước có độ pH <6 để nuôi cá.
Đối với các ao nuôi với mật độ cá nhiều, bạn cần thiết bị hệ thống xả và cấp nước. Để đảm bảo chất lượng nước luôn được sạch.

2.3 Chuẩn bị cá giống
Để có thể đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình nuôi, bạn cần chọn lựa cá sặc rằn giống một cách kỹ lưỡng. Sau đây là một vài lưu khi chọn cá sặc giống để nuôi:
+ Nên chọn con giống đồng đều nhau về kích cỡ. Trung bình nên chọn size từ 4 – 5cm là hợp lí.
+ Chọn mua cá giống tại các trại cá uy tín để giảm thiểu tối đa trường hợp cá bị nhiễm bệnh
+ Chỉ chọn những đàn cá khỏe mạnh, không trầy vảy, không bị tật
+ Nuôi cá với mật độ vừa phải từ 3-5 con/m2 khi thả nuôi ở đồng ruộng và không cho ăn thêm thức ăn. Nếu trong ao nuôi và được cung cấp thức ăn đầy đủ bạn có thể nuôi với mật độ 8-10 con/m2
+ Vận chuyển và thả cá vào ao theo đúng qui trình để hạn chế rủi ro cá chết do sốc nhiệt nhé.

3. Cách chăm sóc ao nuôi cá sặc rằn
Cá sặc rằn tương đối dễ chăm sóc, để cá có thể phát triển nhanh và khỏe mạnh. Bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây trong quá trình nuôi:
3.1 Chế độ ăn cho cá sặc rằn
Đây là loại cá ăn tạp, chúng có thể ăn được đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau. Tùy theo từng môi trường nuôi mà bạn có thể cân đối chế độ ăn cho chúng hợp lí.
+ Thức ăn tự chế biến: bạn có thể sử dụng cám gạo, cá tạp trộn lại để cho cá sặc ăn
+ Thức ăn công nghiệp: chọn các loại cám viên dành cho cá sặc có độ đạm từ 30% trở lên. Riêng đối với cá mới thả còn nhỏ, có thể ưu tiên chọn các loại thức ăn có trên 35% độ đạm.
3.2 Cho cá sặc rằn ăn đúng cách
Theo chia sẻ của những người chuyên nuôi cá sặc rằn, trung bình mỗi ngày bạn sẽ cho cá ăn từ 2 – 3 lần. Với khẩu phần ăn mỗi lần từ 5 – 7% trọng lượng của cá.
Thời điểm cho cá sặc ăn buôi sáng từ 7 – 8 giờ và buổi chiều là từ 16 – 17 giờ.
Lưu ý:
- Khi thấy nước trong ao nuôi cá có màu xanh thì nên giảm lượng thức ăn lại. Vì lúc này lượng tảo trong nước đang phát triển với mật độ cao.
- Bạn có thể bón thêm các loại phân chuồng mỗi 2 tuần/ lần với liều lượng khoản 30-40kg/100m2 . Để tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên trong ao cho cá sặc.
4. Câu hỏi thường gặp
Cá sặc rằn nuôi khoảng 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 – 200 g/con có thể thu hoạch được.
Cá sặc rằn được nuôi quanh năm, nhưng tốt nhất nên thả vào đầu muà mưa (khoảng tháng 5 AL hằng năm).
Trên đây là Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá sặc rằn trong ao và ruộng nước ngọt. Hãy truy cập website Nông Dân Online để tìm hiểu thêm các kiến thức nuôi trồng mỗi ngày nhé