Cách chăm sóc cây mai vàng trong chậu – Phần 1

Hiện nay, trồng mai vàng trong chậu tại nhà để chưng vào dịp Tết được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, để chăm sóc cây mai vàng trong chậu đúng cách thì không phải ai cũng biết và làm được.

trồng mai vàng

Trong bài viết này, Nông Dân Online chia sẽ cùng bạn. Cách chăm sóc cây mai vàng trong chậu: Sang chậu & bón phân. Mời bạn cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Sang chậu & Thay đất

Trồng mai trong chậu kiểng, xưa nay thường có lệ “sang chậu, thay đất mới” mỗi năm một lần. Và diễn ra khoảng vài tuần sau Tết Nguyên Đán. Đó là cách nhà vườn dưỡng và chăm sóc mai sau Tết.

1.1 Vì sao cần phải sang chậu cho cây mai vàng?

Cây mai sau mùa rụng lá và ra hoa, sẽ thay lại toàn bộ lớp lá mới. Vì vậy, cây nào cũng cần được người trồng “hà hơi tiếp sức” thêm thì mới sinh trưởng tốt được. Việc sang chậu, thay đất mới cho cây vào lúc này là cần thiết và đúng thời điểm.

Việc sang chậu chỉ áp dụng cho những cây mai còn tơ, mỗi năm mỗi lớn. Và chậu cũ năm trước không còn phù hợp nên cần phải thay chậu khác lớn hơn mà trồng. Đối với mai trưởng thành, hoặc cây mai lão chỉ thay chậu mới khi chậu cũ bị sứt mẻ, hay quá cũ, quá xấu. Còn nếu còn sử dụng tốt thì không cần thiết phải thay.

1.2 Kỹ thuật sang chậu cho mai vàng

Muốn sang chậu mà tránh làm thương tổn đến bộ rễ của cây mai. Thì trước đó một ngày nên tưới đẫm nước vào chậu. Nó sẽ giúp cho đất trồng được mềm. Và không còn đóng vón cục thành cả tảng cứng nữa. Nhờ đất mềm nên hôm sau ta nhấc cây mai ra khỏi chậu với cả bầu đất không mấy khó khăn.

Nếu bạn sử dụng lại chậu cũ thì tranh thủ cọ rửa cả trong lẫn ngoài chậu cho thật sạch là dùng lại được. Nếu có chậu mới để thay vào thì chậu cũ nên đem ra phơi vài nắng. Sau đó cất giữ vào góc vườn sau này dùng lại.

Để xử lý bộ rễ cũ quá “khổ”, nặng nề bạn có thể dùng cái móc rễ chọc. Và vào bầu đất để mọi bớt đất ra ngoài. Sau đó dùng kéo cắt bỏ những rễ già, rễ bị hư giập, bị sâu bệnh… Nhờ đó mà cây mai có bộ rễ nhẹ nhàng hơn, gọn gàng hơn.

sang chậu khi chăm sóc mai vàng

Mẹo nhỏ: Bạn có thể tranh thủ dịp này ta cũng cắt tỉa bỏ những cành nhánh mọc rườm rà. Để tạo lại tán cây cho gọn nhẹ đẹp đẽ hơn. Sau đó trồng cây kiểng vào chậu với đất mới được pha trộn với nhiều chất giàu dinh dưỡng (đã trình bày ở phần “đất trồng mai”) giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Cây mới được sang chậu, thay đất mới, mấy ngày đầu nên đặt trong bóng râm, hoặc để bên chái nhà mát mẽ. Những ngày sau đó mới rê chậu ra nắng từ từ…

2. Kỹ thuật bón thúc cho cây mai trong chậu

Chậu trồng mai dù lớn cũng không chứa được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây suốt cả năm. Vì vậy việc quan trọng trong khi chăm sóc mai vàng trong chậu là bạn cần bón thúc cho cây theo định kỳ. Từng quí một lần, hay bón theo cách thông thường là trước và sau mùa mưa. Phân bón thúc vào chậu là phân hữu cơ hay phân vô cơ. Hoặc dùng hỗn hợp cả hai loại phân này cũng được.

2.1 Chọn loại phân bón phù hợp

  • Bón lần đầu nên tăng đạm cao để giúp cây đủ sức đâm chồi nẩy lộc nhanh phân NPK : 30 – 10 – 10.
  • Bón lần hai kích thích cho cây đủ lực ra hoa nên tăng phosphore và Kali nhiều hơn đạm, với phân NPK: 10 30 30.
  • Phân hóa học có thể hòa với nước để tưới khắp mặt đất chậu. Hoặc rải quanh rìa chậu, khi tưới nước phân sẽ ngấm vào đất từ từ.

Lưu ý: Nếu bón thúc cho mai bằng phân hữu cơ, thì nên dùng phân bò khô đập cho tơi nhuyễn rồi bón trên lớp đất mặt chậu. Hoặc dùng phân bánh dầu, bẻ thành miếng nhỏ bằng ngón tay cái. Bạn có thể dùng cây xoi ba bốn lỗ cách xa gốc để nhét phân xuống sau đó lấp kín đất lại..

Đối với những cây mai trồng thẳng ngoài đất vườn. Như cây mai trồng cạnh bàn vọng thiên chẳng hạn, ra Tết trong tiết xuân mát mẻ. Bạn cũng tỉa cành tạo tán lại cho gọn nhẹ, sau đó lo bón phân vun gốc. Bón phân cho cây mai trồng ngoài vườn có nhiều cách. Trong đó cách được nhiều người áp dụng rộng rãi là đào một cái rãnh tròn và cạn chừng 20cm, cách gốc với bán kính 30cm. Để rải phân xuống, sau đó phủ đất lấp kín rãnh lại.

2.2 Diệt cỏ dại

Môi trường sống của cây mai kiểng đã tạo điều kiện rất tốt để cỏ dại xuất hiện. Chúng sinh sôi nẩy nở càng ngày càng nhiều. Dù có tận diệt hết sạch hôm nay thì một vài tuần sau ta lại thấy chúng xuất hiện vì thế trong quá trình chăm sóc mai, diệt cỏ dại luôn được quan tâm.

loại bỏ cỏ dại khi chăm sóc chậu mai vàng
Trong quá trình chăm sóc mai vàng , bạn nên loại bỏ cỏ dại ở gốc cây. Để chúng không hút hết các chất dinh dưỡng trong đất và phân bón

Vậy cỏ dại do đâu mà có?

Hột cỏ một phần có lẫn trong đất, trong phân chuồng. Một phần nữa nương theo gió mà phát tán đi khắp nơi. Chúng gặp môi trường ẩm ướt thì chúng nẩy mầm, và gặp đất đai màu mỡ ở chậu mai kiểng chúng lại càng sinh sôi nẩy nở nhanh hơn…

Do cỏ dại tranh ăn chất bổ dưỡng có trong đất chậu với cây mai. Nên trong quá trình chăm sóc mai, hễ thấy cỏ dại xuất hiện ở gốc mai lúc nào thì ta nên tận diệt ngay lúc ấy. Cách tốt nhất là bạn nên nhổ cỏ dại bằng tay. Cần nhổ tận gốc, sau đó gom lại một nơi phơi khô rồi un cháy thành tro.

3. Câu hỏi thường gặp

Thời điểm nào có thể tiến hành sang chậu cho cây mai vàng?

Theo chia sẻ của các nhà vườn trồng mai chuyên nghiệp, thời điểm lý tưởng để tiến hành sang chậu/thay chậu cho cây mai vàng là từ tháng 3 -> tháng 4 âm lịch.

Có cần bón phân cho cây mai mới thay chậu không?

Sau khi sang chậu cho cây mai vàng, bạn cần đặt cây ở nơi râm mát khoản 7 – 10 ngày. Trong thời gian này, bạn sẽ không cần bón thêm phân gì cho cây cả. Sau khi cây ra lá non thì bạn có thể bón N3M loãng để giúp cây phát triển bộ rễ. Sau khi cây cứng cáp thì bạn có thể sử dụng các loại phân chuồng oai mục hoặc NPK để bón cho cây.

Trên đây là thông tin về cách chăm sóc cây mai vàng trồng chậu cơ bản cho mọi người. Nội dung bài viết được Nông Dân Online tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website www.nongdanonline.com thường xuyên. Để xem thêm các bài viết khác về cách trồng và chăm sóc cây mai vàng nhé.

5/5 - (1 đánh giá)