Trong bài viết này, Nông Dân Online xin chia sẻ cùng bạn. Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp khi nuôi cá sặc rằn. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !
Mục lục
1. Vì sao cá sặc rằn bị nhiễm bệnh?
Cá sặc rằn được biết đến là một loại cá nước ngọt bản địa của Việt Nam. Chính vì thế nó thích nghi rất tốt với điều kiện sống ở nước ta. Và khả năng mắt bệnh của chúng là rất thấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng có thể bị nhiễm một số bệnh do nấm và kí sinh trùng. Vậy vì sao cá sặc rằn bị nhiễm bệnh?
+ Quá trình lựa chọn con giống đã bị nhiễm bệnh
+ Nguồn nước trong ao nuôi bi nhiễm bẩn do qui trình xử lí nước không đúng cách.
+ Quá trình vận chuyển cá bị thương do xây xát
+ Thức ăn cho cá không đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng và khoán chất. Dẫn đến sức đề kháng của cá yếu đi dễ bị bệnh hơn.
+ Qui trình thả cá không qua xử lí với thuốc tím hoặc nước muối.
2. Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp khi nuôi cá sặc rằn
2.1 Bệnh nấm bông gòn / nấm thủy mi
+ Đấu hiệu nhận biết bệnh nấm bông gòn trên cá sặc rằn:
Thân cá có những vùng trắng xám, trên đó có những sợi nấm nhỏ mềm, tua tủa. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đang chéo váo nhau thành búi trắng như bông, nhìn thấy được bằng mắt thường.

+ Cách chữa trị:
- Bước 1: Tắm cá với nước muối 8‰ trong 30 phút, lặp lại sau 3 giờ tiếp theo.
- Bước 2: Dùng thuốc tím (KMnO4) tạt xuống ao liều 3-5 g/m3 nước
2.2 Bệnh đốm trắng / trùng quả dưa
+ Nguyên nhân : do kí sinh trùng Ichthyophthyrius multifiliis gây ra
+ Cách nhận biết: Giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu trắng bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn trên thân cá. Sau xuất hiện các đốm trắng trên da cá và vây cá bị tua ra. Cá bơi lội chậm chạp và tỷ lệ chết cao.
+ Cách điều trị: Dùng 20 – 25ml lít Formol/m3 nước ao, trị 3 lần cách nhau 3 ngày 1 lần.

2.3 Bệnh trùng bánh xe
+ Nguyên nhân gây bệnh: Do nhiều giống loài thuộc giống Trichodina, Ì Tripartiella, Trichodinella kí sinh chủ yếu ở da và mang cá.
+ Cách nhận biết: Khi cá nhiễm bệnh, trên thân cá có màu trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước.
+ Cách phòng trị:
- Bước 1: Dùng Sulfat đồng (phèn xanh) phun khắp ao với liều lượng 0,3 – 0,5 gr/m3 nước ao trị 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày.
- Bước 2: Dùng Formol với liều lượng 20 – 25m/m3 nước. Trị 3 ngày liên tục.Nên trị bệnh cá lúc mát trời và trong thời gian trị bệnh nên giảm lượng thức ăn đi một nửa.
2.4 Bệnh trùng mỏ neo
+ Nguyên nhân: do cá bị nhiễm kí sinh trùng có tên Lernaea. Chúng sống ký sinh trên toàn bộ cơ thể cá koi như da, mang, đuôi, vây, vảy, mắt, miệng…
+ Triệu chứng:
- Ngứa ngáy khó chịu, hay cọ mình vào thành bể để gãi, thậm chí gây chảy máu, tổn thương, trầy xước da.
- Ăn kém, khả năng bắt thức ăn và bơi lội chậm chạp.
- Cơ thể gầy yếu, các vết thương tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh khác càng làm cho cá yếu ớt hơn.
- Một số trùng mỏ neo ký sinh ở miệng làm miệng cá sưng, không đóng kín, kém ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ, chậm chạp…
+ Cách phòng trị bệnh trùng mỏ neo trên cá sặc rằn:
- Bước 1: Dùng Formaline 20 – 25 ml/ m3 nước tắm cá trong 30 phút, lặp lại vào ngày tiếp theo và thay 70% nước mới cho cá.
- Bước 2: Dùng lá xoan, dây giác 0,3 – 0,5kg/m3 nước, bó thành từng bó ngâm xuống ao