Cách phòng và trị những bệnh thường gặp khi nuôi nhím

Mặc dù nuôi nhím không khí, tuy nhiên người nuôi cũng cần chăm sóc và phòng trị một số bệnh thường gặp cho nhím như: kí sinh trùng hoặc đường ruột.

bệnh thường gặp khi nuôi nhím

Tiếp theo bài viết Kỹ thuật nuôi nhím tại nhà, Nông Dân Online xin chia sẻ về . Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp khi nuôi nhím. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.

1. Chăm sóc nhím

Do nhím cần môi trường sống sạch nên phải quét dọn chuồng trại sạch sẽ. Khi vào chuồng cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông bay vào chân. Cần giữ yên tĩnh, nhất là khi nhím ngủ. Khi sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận, vì con đực sẽ cắn chết con của nhím khác.

Dù nuôi nhím với số lượng ít hay nhiều thì cũng cần phải chăm sóc và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh khi nuôi nhím.

1.1 Vệ sinh chuồng, trại

Nên giữ gìn môi trường sống của nhím luôn sạch sẽ, không hôi hám, ẩm ướt nhằm đảm bảo sức khỏe, giúp nhím phát triển tốt hơn.

Sau mỗi bữa ăn, ta nên dọn thức ăn thừa, xịt rửa nền chuồng sạch sẽ. Tránh ruồi nhặng đậu vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhím.

Nền chuồng nuôi nhím bạn nên có độ dốc để nước tiểu và nước dội chồng không tù đọng lại. Cũng nên cọ rửa máng ăn, máng uống thật sạch nhằm giúp phòng ngừa bệnh cho nhím.

Định kỳ (nửa tháng hoặc 1 tháng), tổng vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh. Bạn hãy vét sạch cỏ rác trong mương rãnh. Đồng thời phát quang cây cối xung quanh khu vực nuôi. Nếu cần thì phun xịt thuốc diệt côn trùng và đặt bẫy diệt chuột.

vệ sinh chuồng nuôi nhím để phòng bệnh ký sinh trùng
Vệ sinh chuồng nuôi nhím thường xuyên là giải pháp phòng bệnh ký sinh trùng hiệu quả nhất – Ảnh: Internet

1.2 Xử lí thức ăn

Đối với loại thức ăn xanh như rau, cỏ, lá. Sau khi đem về cần phải rửa kỹ nhiều lần trong nước sạch để loại bỏ hết các thứ dơ bẩn như : đất cát, sâu, hóa chất độc hại,… Sau đó đem hong gió vài giờ để ráo rồi mới cho nhím ăn.

Đối với thức ăn củ, quả cũng cần rửa sạch, chỗ nào hư thối phải loại bỏ. Nếu cho nhím ăn thì có thể gây bệnh cho nhím đấy.

Đối với thức ăn tinh, nên chọn mua loại còn mới, đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên cho nhím ăn loại đã quá cũ, ôi mốc, vì ăn vào nhím rất dễ bị ngộ độc. Thức ăn thừa tuyệt đối phải đổ bỏ, không nên cho nhím ăn lại.

Nên cho nhím ăn theo bữa, điều này giúp chúng ăn được nhiều hơn. Sau bữa ăn, nhím chui vào hang nghỉ ngơi để tiêu hóa thức ăn, nhờ đó mà đến bữa ăn kế tiếp nhím ăn được nhiều hơn.

Ngoài việc vệ sinh thức ăn, một việc quan trọng nữa là thường xuyên thay nước trong máng của nhím. Để lúc nào trong máng cũng có nước sạch cho chúng uống.

nhím bị bệnh đường ruột
Giữ gì vệ sinh thức ăn của nhím là giải pháp giúp hạn chế tối đa các bệnh về đường ruột – Ảnh: Internet

1.3 Quan sát & theo dõi nhím mỗi ngày

Hàng ngày, trong lúc cho ăn hay lúc lui tới chuồng trại. Bạn nên để ý đến sức khỏe của nhím nhằm phát hiện kịp thời những con nhím bệnh và có biện pháp chữa trị thích hợp.

2. Cách phòng & Trị những bệnh thường gặp khi nuôi nhím

Là động vật hoang dã nên trong quá trình nuôi nhím rất ít khi mắc bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng mắc một số bệnh thông thường. Việc phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống cho sạch sẽ. Thức ăn cũng phải sạch sẽ, tránh thức ăn bị mốc. Môi trường xung quanh chuồng nhím luôn được sạch sẽ và thoáng mát (đã trình bày ở phần trước).

2.1 Nhím bị bệnh ký sinh trùng ngoài da

+ Nguyên nhân: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi.

+ Cách phòng: Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng từ 1 đến 2 lần.

+ Cách chữa trị: Khi nhím mắc bệnh ta nên chuyển nhím ra chỗ sạch sẽ, khô ráo sau đó có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng để bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi.

2.2 Nhím bị bệnh đường ruột

+ Nguyên nhân: Do khẩu phần ăn cung cấp không đầy đủ chất như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy.

+ Cách chữa trị: Có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc sung thêm thức ăn đắng chát như: ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa…

+ Cách phòng bệnh: Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho chúng ăn các loại thức ăn bẩn, ẩm mốc, hôi thối…

3. Câu hỏi thường gặp khi nuôi nhím

Điều trị nhím bị bệnh tiêu chảy bằng cách nào?

Khi phát hiện nhím bị bệnh tiêu chảy, việc đầu tiên là bạn cần tách những con bệnh sang một chuồng khác để điều trị.
Tiếp theo là bạn tiến hành vệ sinh chuồng có nhím bệnh bằng các loại dung dịch sát trùng chăn nuôi.
Đối với nhím bị bệnh tiêu chảy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: Oxytetracyclin, Gentamicin để hỗ trợ điều trị. Bạn nên tham khảo cách dùng và liều lượng từ các cửa hàng hoặc bác sĩ thú y nhé.

Làm sao biết nhím bị ký sinh trùng ngoài da?

Khi mhím nuôi bị bệnh ký sinh trùng ngoài da, chúng sẽ có những biểu hiện khác thường. Nhím sẽ hay rũ lông, bắt lên xem thấy lớp da dưới lông bị mẩn đỏ, thậm chí lở loét

Trên đây là thông tin về cách phòng và trị một số bệnh thường gặp khi nuôi nhím. Nội dung bài viết được Nông Dân Online tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website nongdanonline.com mỗi thường xuyên. Để xem nhiều bài viết về cách trồng trọt và chăn nuôi tại nhà nhé.

5/5 - (1 đánh giá)