Trong bài viết này, Nông Dân Online chia sẻ cùng bạn. Cách phòng trị một số loại sâu rầy gây hại khi chăm sóc cây mai vàng. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.
Mục lục
1. Sâu đục thân
Cây mai tuy sống được cả trăm năm, nhưng lại dễ chết khô. Vì một loại sâu nhỏ bằng cọng chân nhang và dài chừng 1cm, đó là sâu đục thân.
Cách sống của con sâu này là đục một lỗ nhỏ trên lớp vỏ cành hay thân cây mai. Rồi từ đó khoét sâu vào lõi gỗ và ăn luồn vào thân cây. Khiến cành hay thân bị sâu đục chẳng bao lâu bị chết khô nếu bạn không phát hiện khi chăm sóc mai vàng.
1.1 Cách nhận biết cây mai bị sâu đục thân
Lỗ sâu đục thường quá nhỏ nên ít ai để ý đến. Nhưng nếu thấy chung quanh miệng lỗ có một nhúm nhỏ bột gỗ mịn. Trông như mạt cưa do sâu từ trong lỗ đùn ra. Thì mới biết là cành hay thân cây mai đó đã bị sâu đục thân xâm nhập. Trên cành chỉ cần bị sâu đục một lỗ cũng đủ gây cho cành đó chết khô rồi!
1.2 Cách trị sâu đục thân mai
Khi phát giác ra lỗ sâu đục nếu cành đã héo rủ thì chỉ còn cách cưa bỏ và đốt đi. Cây mai nào bị sâu đục liệu “cứu” không được cũng đốn bỏ đừng tiếc. Nhưng, nếu cành hay cây bệnh còn tươi thì nên tìm cách diệt ngay con sâu trong lỗ đó.
Cách mà nhiều người thường làm là dùng mũi dao nhọn khoét lỗ sâu đục rộng ra. Sau đó dùng móc kẽm luồn sâu vào đường sâu đục bắt sâu ra giết.
Một cách khác là bơm vào lỗ sâu đục với thuốc Politrin 0,2 phần trăm. Sau đó dùng đất sét bít kín miệng lỗ lại để sâu ngộ độc thuốc mà chết.
2. Sâu nái
Sâu nái to bằng đầu đũa, lúc nhỏ mình màu xanh lá, lớn lên trở thành màu nâu. Trên mình sâu nái có nhiều lông tua tủa như sâu róm. Nếu bạn lỡ đụng vào sẽ gây dị ứng ở da, ngứa ngáy rất lâu.
Ban ngày sâu ẩn mình ở dưới phiến lá. Vào ban đêm mới bò lên đọt cành ăn lá mai non làm trụi đọt. Nếu thấy chúng xuất hiện năm ba con thì lảy chiếc lá có sâu bám bỏ đi. Ngược lại, nếu chúng xuất hiện với số lượng nhiều thì phải dùng thuốc trừ sâu như Regent, Dimecron phun xịt dưới mặt lá cả cây mới trừ hết được.
3. Bọ trĩ & Nhện đỏ
Trong quá trình trồng và chăm sóc mai vàng. Bạn sẽ bắt gặp 2 loại gây hại cho lá và đọt non của mai là bọ trĩ và nhện đỏ:
Bọ trĩ: còn gọi là rầy lửa, thân mình rất nhỏ thường bám vào các lá non ở đọt mai. Ban ngày bọ trĩ tụ tập từng nhóm thu mình núp ở dưới mặt lá cho nên ta khó phát hiện chúng. Ban đêm, bọ trĩ mới xuất hiện và ăn lá non, chồi non cây mai.
Nhện đỏ (Panonychus): cũng có thân mình rất nhỏ màu đỏ. Nếu không quan sát kỹ ta khó phát hiện ra chúng. Chúng tụ tập dưới mặt lá mai non ở đầu đọt cành để hút nhựa lá mà sống khiến lá đọt bị héo quắt lại. Nhện đỏ còn giăng tơ quấn các lá non khiến đọt cành bị thui chột không phát triển được.
Cách trừ nhện đỏ và bọ trị trên mai vàng?
Trị bọ trĩ và nhện đỏ bằng cách kiểm tra thường xuyên mặt dưới các lá tận ngọn cành. Chỉ cần phát hiện có sự hiện diện của chúng. Dù ít cũng nên phun xịt ngay một trong các thuốc sau đây: Lananate, Regent, Confidor…
Tóm lại, sâu rầy phá hại cây mai không nhiều, nhưng tác hại của chúng không nhỏ. Trong quá trình chăm sóc mai vàng. Nếu phòng ngừa bằng cách phun thuốc rầy theo định kỳ hàng tháng hoặc vài tháng một lần thì nạn sâu rầy phá hoại vườn mai không đáng là mối lo lớn nữa….
4. Câu hỏi thường gặp khi chăm sóc mai vàng
Mặc dù mai vàng rất khỏe mạnh, nhưng nếu không được chăm sóc tốt. Cây có thể rơi vào trạng thái suy yếu. Cành lá khô héo, lúc này bạn cần phải xử lí ngay, nếu không cây sẽ chết.
Bước 1: Cắt tỉa bớt cành và nhánh trên cây
Bước 2: Tiến hành lật chậu, cắt bỏ các rể già, hư và thối. Có thể loại bỏ 2/3 lượng rể của cây mai. Tiến hành ngâm toàn bộ cây vào dung dịch Ridomil Gold 68WG
Bước 3: Loại bỏ toàn bộ đất hiện tại, thay đất mới gồm: sơ dừa và cát xây dựng
Bước 4: Trồng lại cây vào chậu và đặc cây vào nơi râm mát. Sau khi cây mọc lại chồi mới bạn có thể sử dụng N3M pha loãng để tưới xung quanh gốc để kích thích bộ rễ phát triển.
Đối với những cây mai vàng trồng chậu đặc trong nhà. Để an toàn cho sức khỏe , bạn có thể sử dụng nước Oxy già để phun xịt lên lá cây trị bọ trĩ.
Trên đây là thông tin về cách phòng và trị một số loại sâu rầy gây hại trên cây mai vàng. Nội dung bài viết được Nông Dân Online tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website www.nongdanonline.com thường xuyên để xem thêm nhiều bài viết về cách trồng và chăm sóc mai vàng nhé.