Chăm sóc mai vàng sau Tết là việc bạn cần làm càng sớm càng tốt. Chớ để quá muộn, cận kề mùa hạ mới tiến hành thì hậu quả không sao lường được! Vậy ta nên thực hiện ngay, tốt nhất là trước rằm tháng giêng âm lịch. Sau đây NDO chia sẻ những bước cơ bản để chăm sóc một cây mai vàng sau Tết bạn cần làm:
Mục lục
1. Xả tàn cho mai vàng
Công việc trước tiên là bạn cần cắt bỏ hết các chùm hoa, kể a cả nụ chưa nở. Chỉ cắt giữa cái cuốn, hãy giữ lại cái cọng của đài hoa, vì ở đó có thể cho ta nhiều chồi tược.
Đối với những cây mai đang ở ngoài sân vườn thì tiến hành bình thường. Riêng những cây chưng trong nhà bị thiếu ánh sáng tự nhiên. Bạn cần lưu ý trước khi thực hiện việc chỉnh sửa. Nên đem từ từ ra nơi có nắng mai chiếu tới. Một tuần sau, cây quen dần với thời tiết bên ngoài mới tiến hành những việc tiếp theo.
2. Tạo dáng cho cây
Trong việc chăm sóc mai vàng sau Tết thì việc chỉnh sửa sẽ giúp cây đẹp hơn. Thông thường nghệ nhân sẽ dùng cọc cắm, lạt (tre non). Hoặc dây kim loại dẻo nắn uốn và coi chừng trầy tróc vỏ.
2.1 Tạo dáng cơ bản
Khoảng ba bốn tháng, phải tháo gỡ dây quấn, nếu không cây sẽ bị có lằn, có dấu khó coi! Uốn xong, cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ quá chi chít để không gian được hài hòa. Tránh để cành chồng chéo trùng lắp với nhau không đẹp!
Lưu ý: Lúc cắt tỉa bạn phải cân nhắc cẩn thận sao cho phần giữ lại của các cành tối thiểu có hai mắt lá (hai nút lá ).Thường mỗi chỗ cắt sẽ mọc hai chồi mới nếu cắt đúng kỹ thuật (cách mắt lá ngoài 5 mm)
Một điều chúng ta cần quan tâm là đối với những cây mai già thì không nên giữ hoa để lấy hạt giống. Vì phải chờ thêm hai tháng nữa hạt mới già chín. Chừng ấy thời gian sẽ làm cây bị mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Hơn nữa, muốn chỉnh sửa, cắt tỉa thì đã muộn rồi. Nếu cần hạt giống số nhiều, nên lấy ở những cây mai còn đang tơ, hoa đẹp .
2.2 Tạo dáng Bonsai
Trường hợp bạn muốn tạo dáng cho cây mai lùn thấp (mai bonsai) “đầu tượng đuôi tý”. Thì bạn phải cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt hãy quan sát, chọn một cái chồi (tược).
Nếu có sẵn hoặc nút là có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Khi cắt phải chừa lại một đoạn ngắn cách cái tược hoặc cái nút là 5- 10 mm. Để có điểm tựa mà dùng lạt buộc ép cái tược ấy vào cho xuôi chiều để sau này dễ uốn sửa.
Riêng nút là phải chờ nó mọc chồi đủ 4 5 lá cứng cỏi rồi dùng lạt mỏng mềm buộc ép nó lạ. Nếu không buộc ép, chủng cứ mọc nghênh ngảng ra ngoài, khó uốn sửa. Đoạn ngắn chừa lại đó ta sẽ dùng dao bên gọt sau.
3. Thuốc và phân bón
Uốn sửa, cắt tia xong, cần phun thuốc kích thích sinh trưởng đâm chồi. Một số loại thuốc được gợi ý gồm: Atonic hoặc Mega 9.1.1 dùng phun lá có hiệu quả nhất. Bạn có thể phun 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày.
Hoặc sử dụng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào gốc cho mau phát. Bạn cần hạn chế tối đa sử dụng các loại phân vô cơ.
Khi chăm sóc mai vàng sau Tết bạn cần thường xuyên theo dõi sâu bọ và những con ong nhỏ cắn lá … , Phải phun thuốc trừ sâu nhất là thời kỳ chồi đang mọc lá non.
4. Tổng kết
Tóm lại việc chăm sóc mai vàng sau Tết trên tuần tự giải quyết sao cho đến rằm tháng ba âm lịch là kết thúc. Nó giúp tránh được thời tiết oi bức khó chịu những ngày cuối xuân – giáp hạ.
Nội dung bài viết được Nông Dân Online tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn chăm sóc cho chậu Mai vàng sau Tết đúng cách. Để cây khỏe mạnh và năm sau ra hoa thật đẹp nhé. Truy cập www.nongdanonline.com để xem thêm cách trồng và chăm sóc các loại cây cảnh khác nhé.
Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc mai vàng sau Tết tại nhà
Theo chia sẻ của nhiều nhà vườn trồng Mai vàng chuyên nghiệp. Việc xả tàn (cắt bỏ hoa) của mai vàng sau Tết là việc rất cần thiết. Vào những ngày Tết, cây mai đã nuôi rất nhiều hoa vì thế sức khỏe của cây giảm rất nhiều. Để giúp cây nhanh chóng phục hồi lại trạng thái khỏe mạnh. Chuẩn bị cho đợt hoa của năm tiếp theo. Cắt bỏ hoa để chúng không ra trái sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi của cây mai vàng.
Mai vàng sau Tết thường ở trạng thái không được tốt. Thông thường sau khi xả tàn mai vàng. Bạn sẽ không cần phải bón thêm bất kì loại phân nào cho cây cả. Có chăn là sử dụng các loại hỗ trợ bộ rể như N3M hoặc Autonic với liều thật loãng để tưới hoặc phun lên cây. Sau khi bộ lá của cây mai phát triển hoàn chỉnh thì chúng ta mới cần tưới phân.