Trong bài viết này, NDO sẽ cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm của cây hẹ. Cũng như những công dụng của hẹ trong đời sống hàng ngày. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !
Mục lục
1. Thông tin về cây hẹ
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… Và tên khoa học: Allium fuberosum. Tên đồng nghĩa: A. ramosum, A. Odorum L. Thuộc họ: Hành tỏi (Alliaceae).
Hẹ là loại thân thảo, mảnh mai, cây cao 20 – 30cm. Đế giò của cây hẹ (thân thật) nhỏ hơn giò cây hành. Hệ rễ ăn nông có nhiều rễ phụ, phân bố ở tầng đất mặt, hệ rễ không chịu hạn và ngập úng.
Lá dẹt, bản lá hẹp, dầy, đầu lá nhọn. Hoa có màu trắng, mọc trên một nhánh kéo dài, một số hoa tập trung như một cái tán. Hạt nhỏ, có màu đen.
Cây hẹ ưa thích khí hậu mát mẻ, có khả năng chịu rét, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển trong phạm vi 20 – 25°C, là cây yêu cầu ánh sáng mạnh. Hẹ là cây ưa ẩm, nhưng không chịu hạn, cũng không chịu úng. Yêu cầu đất đai tơi xốp, chủ động tưới tiêu.
2. Công dụng của hẹ trong đời sống
Hẹ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Dùng hẹ để nấu canh, muối chua với giá đỗ và ăn sống. Món mì vằn thắn thì không thể thiếu hẹ.
Hẹ dùng để chữa ho, hẹ có tác dụng tăng cường tiêu hóa v.v… Theo kinh nghiệm dân gian thì nên dùng hẹ vào mùa xuân. Hẹ cũng có chất kháng khuẩn như các loài hành tỏi khác. Hẹ có mùi vị đặc biệt. Đầu tư cho trồng hẹ không cao nhưng mang lại hiệu quả kinh tế. Cây hẹ dùng được cả thân củ và lá.
3. Câu hỏi thường gặp
Từ trước tới nay thì lá hẹ được dùng rất nhiều trong việc chữa trị cảm mạo, ho ở người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ thì đây là một giải pháp hiệu quả khi mà việc điều trị bệnh cho bé bằng sử dụng thuốc kháng sinh bị hạn chế về nhiều mặt.
Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.