Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn ri voi cho người mới

Thịt rắn ri voi thơm ngon và tỉ lệ thịt trên cơ thể nhiều hơn so với các loài rắn khác. Tuy nhiên, số lượng rắn ri ngoài tự nhiên đang giảm dần. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân đã nghiên cứu và nuôi rắn ri voi tại nhà.

cách nuôi rắn ri voi

Trong bài viết này, NDO xin chia sẻ cùng bà con về kỹ thuật nuôi rắn ri voi tại nhà. Cũng như tìm hiểu về cách chọn giống. Dụng cụ nuôi, cách nuôi, cách chăm sóc rắn ri voi cho người mới bắt đầu. Mời bà con cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Thông tin về rắn ri voi

Rắn ri voi (ri tượng) có tên khoa học là Enhydris Bocourti, thuộc loài rắn nước. Nhưng to hơn metadata con d các loài rắn nước khác, có con nặng tới 7 – 8kg.

Thịt rắn ri voi thơm ngon và tỉ lệ thịt trên một đơn vị trọng lượng cơ thể cao hơn nhiều so với các loài rắn nước khác. Vì vậy, món ăn chế biến từ chúng luôn là món khoái khẩu đối với thực khách, nhất là dân nhậu.

rắn ri voi

Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trước đây, rắn ri voi xuất hiện rất nhiều. Lý do là nơi đây khí hậu ấm áp. Thích hợp với điều kiện sinh sống và phát triển của các loài rắn nước, trong đó có loài rắn ri voi. Nhiệt độ thích hợp cho sự sống và phát triển của rắn ri voi từ 23 – 32°C. Rắn sống ở vùng nước ngọt, không thích sống ở vùng nước lợ.

Rắn ri voi không có nọc độc, nhưng rất nguy hiểm vì bản tính hung dữ và khả năng phản xạ rất nhanh khi gặp con mồi hoặc kẻ thù. Vì vậy, bà con nuôi rắn phải hết sức chú ý tới đặc điểm này nhằm đề phòng chúng tấn công. Vì khi chúng tấn công thì rất khó tránh khỏi bị cắn. Vết cắn của chúng vừa sâu vừa buốt làm máu ra nhiều. Hơn nữa, răng rắn dễ bị gãy và nằm ngay trong vết cắn. Lúc này cần gắp răng rắn ra và sát trùng để tránh bị nhiễm trùng. Rắn ri voi tấn công và ăn cả những con mồi lớn hơn chúng 1,5 lần vì miệng của chúng có thể há rộng rất lớn.

2. Kỹ thuật nuôi rắn ri voi

2.1 Chọn rắn giống

Chọn loại con giống nhỏ, mới đẻ cỡ 50 con kg, thường có vào khoảng tháng 3 âm lịch. Có thể bắt giống rắn con tự nhiên vào đầu mùa mưa. Rắn con được chăm sóc riêng với mật độ 30 – 40 con/m2.

Chọn rắn ri voi cha mẹ cỡ 0,4 – 0,6kg/con trở lên. Mật độ nuôi từ 5 – 10 con/m?. Nuôi dưỡng chúng từ mùa khô, đầu mùa mưa rắn mang bầu, vào tháng 4 – 5 dương lịch rắn mẹ sẽ đẻ, khoảng – 50 con.

Lưu ý: chọn rắn phải đồng cỡ, khoẻ mạnh, không có sẹo vết, loại bỏ ngay những con bị gãy xương sống.

2.2 Cách nuôi rắn ri voi

Rắn ri voi tương đối dễ nuôi, có thể nuôi trong ao, mương, vườn, bể, lu hay khạp… Tùy vào điều kiện sẵn có để chọn cách nuôi và biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp nhất. Sau đây là một số cách nuôi mà bà con có thể tham khảo:

+ Nuôi trong bể xi măng, lu, khạp:

  • Đáy bể và thành bể được trát láng xi măng.
  • Trong bể cho vào 0,1 – 0,2m đất thịt, đất bùn. Diện tích 1/2 bể thả lục bình, diện tích còn lại để trống làm bãi thả mồi cho rắn ăn. Bên trong bể tùy nơi rộng hẹp mà cho một vài lá chuối khô (có thể thả lên bè tre hoặc can nhựa để lá chuối không bị ngập sâu vào nước).
  • Cho nước vào bể cao khoảng 0,2 – 0,3m rồi thả rắn vào nuôi.
nuôi rắn ri voi trong bể xi măng

+ Nuôi rắn ri voi trong ao

Diện tích ao nuôi rắn nên từ 50m trở lên, sâu 1,3 – 1,5m. Ao cần phải dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục. Lớp bùn đáy ao dày 10 – 20cm. Mặt ao nuôi rắn ri voi bạn nên thả bèo hoặc lục bình, rau muống, rau ngổ. Diện tích thả chiếm không quá 4/5 diện tích mặt ao. Bít chặt các hang, mội.

Dùng tấm chắn bọng thoát nước, bịt lưới kỹ, đặt cách đáy ao 0,3m. Cặp mé ao có thể dùng tấm lợp fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé ao. Tấm fibroximăng phải được cắm sâu dưới đáy ao. Và phía trên còn lại so với mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m. Tường fibroximăng được cắm thẳng đứng. Phía trên tường có lưới chắn rộng 0,3m, dày, hơi nghiêng 25 độ về phía trong để rắn ri voi không bò ra ngoài được.

nuôi rắn ri voi trong ao

Cần lưu ý:

  • Không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, từ đó chậm lớn.
  • Thả lá chuối khô ở mé bờ thành đống cao khỏi mặt nước 0,3 – 0,5m. Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè tre rồi thả từng đống tàu lá chuối khô trên bè tre để rắn trú sau khi ăn. Và ít đánh nhau gây thương tích, khoảng trống còn lại làm bãi cho rắn ăn.

+ Nuôi rắn ri voi thương phẩm

Đây là cách nuôi rắn ri voi được nhiều hộ áp dụng, thời gian nuôi ngắn, lãi cao, mau thu hồi đồng vốn. Sau đây là các bước cơ bản để tiến hành nuôi rắn thương phẩm:

  1. Thu mua rắn ri voi, trọng lượng từ 200 – 300g/con mang về để nuôi vỗ béo.
  2. Nuôi khoảng 2 – 3 tháng, trọng lượng trung bình của rắn đạt 600 – 800g/con, thậm chí 1kg/con nếu người nuôi theo dõi, chăm sóc và quản lý tốt.
  3. Tiến hành thu tỉa bán rắn thương phẩm (nếu chăm sóc tốt có thể bán đồng loạt) và chuẩn bị nuôi vụ kế.

3. Cách chăm sóc rắn ri voi

3.1 Thức ăn của rắn ri voi

Thức ăn khoái khẩu của rắn ri voi là động vật tươi sống, không ương thối. Ví dụ như: nòng nọc, ếch nhái, lươn con, trùn…. Và các loại cá không vảy hoặc vảy nhỏ.

Cho rắn ri voi ăn hằng ngày, lượng thức ăn khoảng 3 – 5% trọng lượng rắn. Tùy theo khả năng tăng trọng của rắn mà tăng hoặc giảm khẩu phần thức ăn. Thức ăn được làm vừa cỡ miệng rắn, rải đều nơi có rắn. Cần cho rắn ăn đủ và đều để rắn mau lớn. Không nên để thức ăn dư thừa.

Cần tận dụng nguồn thức ăn sẵn từ các ao mương hiện có. Có thể nuôi thêm lươn, cá sặc, cá trê, nhái… trong ao. Vừa tận dụng thức ăn thừa giúp bớt ô nhiễm vừa làm thức ăn tại chỗ cho rắn ri voi.

thức ăn của rắn ri voi
Các loại thức ăn yêu thích của rắn ri voi gồm: trùn (1) các loại ếch nhái nhỏ (2) cá loại cá không vảy, hoặc vảy nhỏ (3) và lương con (4)

3.2 Vệ sinh chuồng nuôi rắn ri voi

  • Nếu nuôi trong ao mương thì khoảng 1 – 2 tuần thay nước một lần.
  • Rắn sắp lột da thì màu vảy trắng và đục. Bổ sung lá chuối khô để sau khi ăn xong rắn vào trú, ít đánh nhau và mau lớn.
  • Rắn bệnh hay bị thương tích được nuôi chăm sóc riêng, khi khoẻ nuôi chung.
  • Rắn biếng ăn, cần thay đổi thức ăn và bổ sung thuốc kích thích tăng trưởng như B complex, vitamin C để kích thích rắn ăn.

3.3 Phòng và trị bệnh của rắn ri voi

  • Rắn có thể bị sây sát hoặc lở miệng do vi khuẩn tấn công. Dùng Streptomycin pha với nước cất bôi vào vết thương cho rắn. Xử lý nguồn nước trong ao mương bằng muối.
  • Rắn bị đường ruột sình bụng, bỏ ăn thì dùng Sulfaguanidine tán mịn, để khô rồi cho rắn ăn.
  • Rắn bị nấm miệng thì dùng Mycostatin, sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

4. Tổng kết

Khi nào có thể thu hoạch rắn ri voi xuất bán ?

Khi rắn nuôi được 6 tháng đến 1 năm tuổi, có thể thu hoạch. Rắn 6 tháng tuổi, đạt trọng lượng từ 500g/con trở lên (loại 1). Khi thu hoạch, để lại rắn cái để tiếp tục gây giống.

Thịt rắn ri voi ăn được không?

Thịt rắn ri voi rất ngon, có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Giá rắn ri voi hiện nay trên thị trường khá cao. Chính vì vậy mà mấy năm gần đây, nghề nuôi rắn ri voi phát triển khá mạnh trong các hộ gia đình ở các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang…

Rắn ri voi có độc không?

Rắn ri voi không có nọc độc, nhưng rất nguy hiểm vì bản tính hung dữ và khả năng phản xạ rất nhanh khi gặp con mồi hoặc kẻ thù. Vì vậy, bà con nuôi rắn phải hết sức chú ý tới đặc điểm này nhằm đề phòng chúng tấn công

Trên đây là thông tin về cách nuôi và chăm sóc rắn ri voi tại nhà cho người mới bắt đầu. Nội dung bài viết được NDO tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này bà con sẽ biết cách nuôi rắn ri voi tại nhà. Để tăng thêm thu nhập nhé.

5/5 - (1 đánh giá)