Kỹ thuật nuôi cá lóc cảnh

Cá lóc cảnh là dòng cá kiểng săn mồi được nhiều người chọn nuôi tại nhà những năm gần đây. Chúng dễ nuôi, dễ chăm sóc cà có màu sắc rất đẹp mắt.

kỹ thuật nuôi cá lóc cảnh

Hôm nay, Nông Dân Online xin chia sẻ cùng bạn về cá lóc cảnh. Cũng như tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cá lóc cảnh tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết nhé.

1. Giới thiệu về cá lóc cảnh

Cá lóc cảnh hay cá lóc kiểng là một loài cá săn mồi nước ngọt có nguồn gốc ngoài tự nhiên. Được con người mang về thuần dưỡng và nuôi trong môi trường hồ bể. Chúng được tìm thấy tại hầu hết các khu vực ao hồ tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Về hình dáng thì cá lóc kiểng không khác gì các loại cá lóc thương phẩm hiện nay. Tuy nhiên, cá lóc cảnh có nhiều hoa văn đẹp mắt trên cơ thể. Chính vì thế mà nó được nhiều người yêu thích và chọn nuôi làm cảnh tại nhà.

Hiện nay trên thế giới có hơn 34 loài cá lóc cảnh khác nhau. Mỗi loài đều có những đặc điểm về màu sắc, hình dáng và kích thước. Đa số cá lóc cảnh trưởng thành có kích thước từ 30cm – 60cm. Đặc biệt một số cá thể loài có thể dài hơn 1 mét.

2. Phân loại cá lóc cảnh

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều dòng cá lóc cảnh. Trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài đều có. Tuy nhiên, theo những người nuôi cá lóc cảnh chuyên nghiệp. Họ chia cá lóc cảnh ra làm 2 nhóm chính gồm:

+ Nhóm cá lóc lạnh (ôn đới): đa phần chúng được tìm thấy ở Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka và một số nước khu vực Châu Á. Một số dòng cá lóc lạnh phổ biến hiện nay như: Cá lóc hoàng đế, cá lóc nữ hoàng, tiểu hoàng đế, cá lóc ngọc lam hay pháo hoa đông ấn. Cá lóc cầu vồng, cá lóc pháp hoa đốm vàng… Và một số loại khác.

cá lóc nữ hoàng Channa Aurantimaculata
Cá lóc nữ hoàng (Channa Aurantimaculata) là dòng cá lóc lạnh phổ biến tại Việt Nam

+ Nhóm cá lóc nhiệt đới: Đa phần các loại cá lóc có nguồn gốc khu vực Châu Á. Một số loại phổ biến như: cá lóc vảy rồng đỏ, vảy rồng vàng, cá lóc vây xanh ….

cá lóc cảnh vẩy rồng vàng - channa yellow sentarum
Vảy rồng vàng (channa yellow sentarum) được xem là dòng cá lóc cảnh nhiệt đới dễ nuôi cho người mới tập chơi

3. Kỹ thuật nuôi cá lóc cảnh tại nhà

Cá lóc cảnh được biết đến là một dòng cá cảnh săn mồi nước ngọt dễ nuôi và dễ chăm sóc tại nhà. Chúng có sức khỏe tốt, thích nghi được với môi trường nhân tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên, để nuôi được một chú cá lóc kiểng màu sắc đẹp, sung và nhanh lớn. Bạn cần lưu ý đến một số đặc điểm sau đây:

3.1 Nước nuôi cá

Lóc kiểng là loại cá nước ngọt, chính vì thế bạn có thể sử dụng nguồn nước ao hồ, sông suối để nuôi cá. Hoặc sử dụng nước máy để nuôi cá lóc tại nhà vẫn được. Tuy nhiên, bạn nên xử lí nguồn nước kỹ càng trước khi thả cá vào nuôi nhé.

  • Với nước sông, hồ: bạn cần lắng lọc nước từ 1 – 2 ngày để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn
  • Với nước giếng khoan: Bạn cần kiểm tra thật kỹ thông số về độ mặn và độ chua của nước. Để có hướng xử lí nước trước khi thả cá vào nuôi.
  • Nước máy / nước thủy cục: Đây có thể được xem là loại nước tốt nhất để nuôi cá lóc cảnh. Tuy nhiên, bạn cần loại bỏ CLo có trong nước thật tốt. Có thể phơi nắng nước từ 1 – 2 ngày, hoặc sử dụng các loại thuốc khử Clo có bán ngoài tiệm cá kiểng nhé.

Thông số nước để nuôi cá lóc kiểng tại nhà: nhiệt độ từ 22 – 30 độ C; độ pH từ 6.0 – 8.0; độ cứng của nước từ 36 đến 357ppm

3.2 Thiết kế bể nuôi cá lóc

Để nuôi cá lóc cảnh tại nhà , tốt nhất bạn nên chuẩn bị 1 bể cá có kích thước từ 60cm trở lên. Vì trung bình cá lóc trưởng thành có kích tước từ 30 – 60cm (tùy dòng). Tối ưu nhất là bạn nên chọn nuôi trong hồ có kích thước từ 120cm trở lên nhé.

setup hồ nuôi cá lóc cảnh

Phụ kiện cần thiết khi setup hồ nuôi cá lóc cảnh:

+ Đầu tiên và luôn cần đó là một cái nắp đậy cho hồ cá của bạn. Lóc cảnh luôn có xu hướng nhảy ra khỏi bể khi săn mồi. Chính vì thế 1 cái nắm hồ bằng lưới hoặc thủy tinh là rất cần thiết.

+ Lắp thêm một hệ thống lọc tràn hoặc lọc treo cho hồ cá lóc. Nó sẽ giúp cải thiện đáng kể nguồn nước trong hồ.

+ Sử dụng các loại đèn cơ bản để nuôi cá cảnh cho hồ lóc là được rồi nhé.

+ Bạn có thể sử dụng một vài cây thủy sinh như : thủy cúc, lan nước, ráy… Để tạo môi trường tự nhiên cho cá lóc nhanh quen với bể hơn.

+ Sử dụng các loại nền gốm hoặc sạn sỏi suối để trải nền cho hồ nuôi cá lóc. Nó sẽ giúp tạo nơi trú ẩn cho các loại vi sinh vật có lợi phát triển trong hồ.

hồ nuôi cá lóc kiểng
Trồng thêm các loại cây thủy sinh trong hồ nuôi cá lóc

3.3 Cá lóc cảnh ăn gì?

Chúng là loại cá săn mồi ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chúng là các loại tôm cá nhỏ. Khi nuôi cá lóc cảnh tại nhà, bạn cũng dựa theo đặc điểm đó mà tìm thức ăn cho nó.

Bạn có thể sử dụng các loại thức ăn tươi như: tôm tép, cá nhỏ, trùn chỉ, sâu hoặc dế để cho cá lóc cảnh ăn. Nếu không có thời gian, bạn cũng có thể tập cho chúng ăn các loại thức ăn viên dành cho cá cảnh vẫn được nhé.

Cho cá lóc cảnh ăn đúng cách? Theo chia sẻ của anh em chơi cá lóc cảnh chuyên nghiệp. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Thông thường sẽ cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng trước 9 giờ và buổi chiều từ 6 – 7 giờ tối .

4. Cách chăm sóc hồ nuôi cá lóc cảnh

Bạn cứ an tâm, việc chăm sóc hồ nuôi cá lóc cảnh không quá phức tạp. Bạn chỉ cần lưu ý một số đặc điểm sau:

+ Cho cá ăn đều đặn và đầy đủ các loại thức ăn tươi và viên.

+ Nên thay nước cho cá mỗi tuần 1 lần với 1/3 lượng nước trong bể

+ Quan sát cá mỗi ngày để phát hiện được những thay đổi bất thường hoặc trường hợp cá bị bệnh. Từ đó có biện pháp chữa trị kiệp thời.

+ Có thể sử dụng thêm một số loại vi sinh dành riêng cho cá lóc cảnh. Để giúp nó tăng cường sức đề kháng và giúp màu sắc cá đẹp hơn.

các dòng cá lóc cảnh tại việt nam
Hình ảnh một số dòng cá lóc cảnh phổ biến tại Việt Nam – Ảnh: Internet

5. Những câu hỏi thường gặp

Cá lóc cảnh có thể nuôi thủy sinh được không?

Được ! Tuy nhiên, khi bạn nuôi cá lóc cảnh trong hồ thủy sinh cần nên lưu ý đến bố cục thiết kế của hồ. Tốt nhất bạn nên thiết kế hồ thủy sinh theo phong cách Bitotope vói sỏi đá và lũa để nuôi cá lóc nhé.

Cá lóc kiểng có nuôi cộng đồng được không?

Theo chia sẻ của những anh em chơi cá lóc chuyên nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể nuôi cá lóc theo dạng cộng đồng. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên nuôi với số lượng nhiều hơn 3 con trong một hồ nhé. Và nên chọn những dòng cá lóc cảnh ôn hòa như: cá lóc vây xanh, cá lóc pháo hoa, cá lóc trân châu đen, trân châu đỏ…

Trên đây là thông tin về dòng cá lóc cảnh săn mồi. Cũng như kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá lóc kiểng tại nhà. Nội dung bài viết được Nông Dân Online tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm một loại cá cảnh săn mồi nước ngọt đẹp và dễ nuôi nhé.

5/5 - (2 đánh giá)