Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

Nhím ngoài được nuôi để cung cấp thịt làm thực phẩm. Nhiều trang trại chọn nuôi nhím sinh sản để cung cấp con giống chất lượng cao cho người nuôi.

kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

Trong bài viết này, Nông Dân Online tiếp tục chia sẻ đến bà con kỹ thuật nuôi nhím sinh sản. Cũng như là cách để chăm sóc và cai sữa cho nhím con trong quá trình nuôi. Mời bà con cùng tham khảo cách làm nhé.

1. Tập tính sinh sản của nhím

Nhím một năm tuổi nặng 10kg, và có thể sinh sản. Nhím đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa từ 1 – 3 con. Một nhím đực có thể phủ cho 5 – 8 nhím cái.

Khi nuôi nhím sinh sản, nên nuôi con đực và con cái riêng. Mỗi con ở một ô, khi chúng có biểu hiện động dục thì ghép đôi giao phối.

1.1 Thời điểm động dục

Thời gian động dục mỗi lần từ 2 – 3 ngày, nếu phối giống không chửa, 30 – 32 ngày sau nhím động dục trở lại. Nhím mẹ động dục trở lại sau khi đẻ 1 tháng, nếu khi đẻ con chết thì thời gian sau đẻ 10 – 15 ngày.

Biểu hiện động dục bên ngoài của nhím thường không rõ rệt. Những ngày này nhím cái tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu, một vài ngày chất nhầy này khô đi và trở lại bình thường. Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua mùi của con cái và biểu hiện rung chuồng. Thời điểm phối thích hợp là sau khi nhím cái động dục.

1.2 Thời gian nhím mang thai

Thời gian mang thai của nhím từ 90 ngày, bụng thường to ra hai bên. Trong thời gian này nên tách hẳn con đực giống để nhím cái được yên và không ăn tranh quá nhiều dễ làm to thai và khó đẻ.

1.3 Khi nào thì nhím đẻ?

Nhím thường đẻ vào ban đêm. Tuần đầu nhím mẹ thường ủ con dưới bụng. Sau một tuần, chúng mới bắt đầu chạy ra khỏi bụng mẹ. Nhím con bú mẹ một tháng, sang tháng thứ hai chúng ăn được các thức ăn như nhím mẹ, tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng. Nhím cái sau khi đẻ 1 tháng đã có biểu hiện động dục, trước khi cho nhím đực vào giao phối, nên đưa nhím con sang ô khác để tránh hiện tượng nhím đực cắn chết nhím con.

2. Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

2.1 Cách phân biệt giới tính của nhím

Trong việc nuôi nhím sinh sản, việc đầu tiên cần biết đó là phân biệt nhím đực và nhím cái. Cách phân biệt:

+ Lúc nhím còn nhỏ: Bạn hãy đặt chúng nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra. Bạn sẽ thấy gai giao cấu lộ ra là nhím đực, không thấy là nhím cái.

+ Khi trưởng thành:

  • Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái. Và chúng có tính hung dữ, hay xù lông, rung chuồng, đạp chân phành phạch để tấn công đối phương.
  • Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân mình mập và ngắn hơn con đực. Chúng có đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ.
phân biệt nhím đực và nhím cái
Nhím cái (ảnh trái) và Nhím đực (ảnh phải) – Nguồn: Internet

Mẹo nhỏ: Bạn có thể bắt nhím cho vào rọ hẹp, nhấc lên và dùng ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục cách hậu môn 2 – 3cm, nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, nếu không thấy gì là nhím cái.

2.2 Cách phối giống cho nhím sinh sản

+ Làm sao biết được khi nào có thể cho nhím giao phối với nhau?

Khi con đực và con cái đến thời kỳ sinh sản (nặng trên 5kg). Lúc này bạn tiến hành chọn cặp giao phối.

Biểu hiện động đực của con cái là rụng nhiều lông tơ, kém ăn. Và ở nhím đực có những biểu hiện bất thường như bồn chồn, chạy lung tung, hung hăng.

Khi đó, bạn hãy nhốt cả hai con vào lồng rồi cho vào chuồng con cái. Khoảng 1-2 ngày sau, chúng sẽ quen mùi hạch của nhau. Khi bạn không thấy dấu hiệu gì bất thường thì mở lồng cho 2 con giao phối.

Lưu ý: Nếu không quen mùi, chúng sẽ cắn nhau đến chết. Bạn cần quan sát và tách chúng ra kịp thời nhé.

+ Làm sao để biết được nhím cái đã mang thai hay chưa?

Sau 2 tháng sống chung, thấy con cái đã có thai. Lúc này cân trọng lượng trước và sau khi cặp đôi thấy con cái tăng cân là chắc chắn đã có thai. Bạn tiến hành tách riêng chúng cho con cái sống một mình để đẻ và nuôi con của nó.

  • Thời gian nhím mang thai bạn nên cho ăn nhiều: chuối, rau, củ, quả, lạc…
  • Khi nhím đẻ cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố…

Đặc biệt: Nhím cái rất thương con, chăm sóc và bảo vệ con mình rất chu đáo. Nên người nuôi không phải can thiệp nhiều.

Lưu ý: Nhím con mới đẻ trong vòng 1 – 2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, có thể bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu để chọn giống nhân đàn về sau.

+ Những lưu ý đang cho nhím giao phối

  • Nhím thường giao phối vào 2 – 5 giờ sáng. Thời gian ghép đôi giao phối từ vài ngày, đến vài tuần hay hàng tháng.
  • Việc phối giống rất quan trọng trong việc tăng đàn. Vì thế người nuôi nhím phải hết sức lưu ý để phát hiện động dục. Bạn cần theo dõi lý lịch đầy у đủ và cho phối kịp thời.
  • Đối với người nuôi chưa có kinh nghiệm, nên chọn phương án ghép đôi 1 đực và 1 cái trong một ô nuôi suốt cả đời.

3. Cách nuôi và chăm sóc nhím con

Nhím sơ sinh nặng khoảng 100g. Khi vừa sinh, nhím con sẽ tự tìm vú mẹ để bú sữa đầu và hoàn thiện các chức năng của cơ thể.

cách chăm sóc nhím con mới sinh

3.1 Thức ăn của nhím sơ sinh

Trong tháng đầu, bạn nên nuôi nhím con trong hang nhân tạo. Bên trong bạn nên lót cỏ khô hay rơm khô để làm ấm. Lớp cỏ khô hoặc rơm khô phải được thay mới thường xuyên nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhím con. Hàng ngày cho nhím con uống thêm sữa bột (loại không có chất béo) hoặc sữa đậu nành. Nên cho bú nhiều cử trong ngày để lúc nào chúng cũng được no.

Nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của nhím con qua sự vận động, và bài tiết của nó. Nếu thải ra phân dạng viên thì tốt. Còn trường hợp tiêu chảy thì phải chữa trị kịp thời.

Trong vài tuần đầu, nhím thường ẩn mình hoặc nằm nép bên cạnh mẹ. Nhưng sang tuần thứ 4, chân chúng cứng cáp hơn nên bắt đầu chạy xung quanh chuồng. Nếu nhím con siêng bú thì sau một tháng tuổi, nhím đạt khoảng 800g đến 1kg.

3.2 Nhím từ 1 tháng tuổi ăn gì?

Sau khoảng 1 tháng tuổi, nhím bắt đầu tập ăn. Bạn nên cho ăn các thức ăn như: lá rau muống sẽ dễ dàng hơn để tiêu hóa. Sau khi nhím đạt 1.5 tháng tuổi, nhím bắt đầu ăn các loại thức ăn hiện có.

Sau 2 tháng tuổi, nhím con bú mẹ ít dần, một phần vì lượng sữa đã ít dần và nhím bắt đầu làm quen với cuộc sống độc lập.

Lưu ý:

Khi nhím con được 2 – 2,5 tháng tuổi, bạn nên cho cai sữa. Vì lúc này, chúng đã biết ăn, và tự sống được. Hơn nữa, việc cai sữa còn giúp nhóm mẹ có thời gian nghỉ ngơi, tịnh dưỡng để chuẩn bị sinh sản tiếp.

Trong giai đoạn này cần một chế độ chăm sóc đặc biệt co nhím mẹ. Bạn càn cho nhím mẹ ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng để có đủ sức khỏe cho đợt sinh sản tiếp theo.

3.3 Cách cai sữa cho nhím con

Cách cai sữa cho nhím con rất đơn giản. Bạn có thể bắt chúng ra khỏi chuồng và cách ly hẳn với nhím mẹ. Hoặ cũng có thể ngăn tạm một góc chuồng để nuôi riêng chúng trong đó vài tuần.

Ngày đầu cai sữa, nếu thấy nhím con đã biết ăn rành. Bạn có thể yên tâm để chúng ăn thức ăn của nhím mẹ. Trường hợp những ngày đầu cai sữa mà nhím con chưa khôn lanh. Chưa biết ăn rành thì dù vẫn nuôi cách ly nhưng mỗi ngày nên cho chúng bú mẹ một lần cho đến khi chúng biết ăn rành.

Sau ngày nhím con cai sữa mẹ, nếu được chăm sóc tốt, nuôi dưỡng với thức ăn dinh dưỡng và đủ chất. Nhím con rất chóng lớn, mỗi tháng có thể tăng trọng 1kg. Và trong năm đầu tiên có thể cân nặng được hơn 10kg . những năm kế tiếp sức tăng trưởng chậm lại.

4. Câu hỏi thường gặp khi nuôi nhím sinh sản

Mình không hiểu tại sao nhím mình nuôi không chiệu sinh sản?

Thông thường, nhím được 12 –18 tháng tuổi thì có thể phối giống và sinh sản. Nhưng nếu quá thời gian trên mà chúng không động dục. Có thể do các nguyên nhân sau đây:
+ Bạn chọn nguồn nhím giống không tốt
+ Có thể cả 2 con cùng là đực hoặc đều là cái
+ Hoặc cũng có thể là do khâu chăm sóc, nuôi dưỡng chưa tốt. Đặc biệt là ghép đôi cho giao phối chưa đúng kỹ thuật.

Mỗi lứa nhím cái thường đẻ bao nhiêu nhím con?

Thông thường nếu bạn chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Mỗi năm nhím có thể sinh sản 2 lần và mỗi lần sẽ sinh từ 1 – 3 nhím con.

Có thể cho 1 nhím đực giao phối với nhiều nhím cái không?

Được ! Thông thường các trang trại sẽ cho mỗi nhím đực giao phối với 5 – 8 nhím cái trong một lần sinh sản.

Trên đây là thông tin về kỹ thuật nuôi nhím sinh sản và chăm sóc nhím con. Nội dung bài viết được Nông Dân Online tổng hợp và biên soạn. Hãy ghé thăm website nongdanonline.com thường xuyên. Để xem thêm nhiều bài viết về cách trồng trọt và chăn nuôi tại nhà nhé.

5/5 - (2 đánh giá)