Kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc dúi sinh sản

Nuôi dúi tại nhà những năm gần đây được nhiều bà con nông dân lựa chọn. Ngoài nuôi để lấy thịt, nhiều người chọn nuôi dúi sinh sản để cung cấp con giống ra thị trường.

nuôi dúi sinh sản

Trong bài viết này, Nông Dân Online chia sẻ cùng bạn cách nuôi và chăm sóc dúi sinh sản. Bao gồm kỹ thuật làm chuồng, cho dúi ăn và phòng những bệnh thường gặp.

1. Kỹ thuật nuôi dúi sinh sản

1.1 Thiết kế chuồng nuôi dúi

Mỗi ô chuồng nuôi dúi sinh sản rộng khoảng 50cm, dài 0,8 -1m. Bạn nên xây tường cao 70cm và bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men. Phần nền của chuồng nuôi dúi sinh sản cần được lát bê tông hoặc lát gạch. Vì đây là chuồng thiết kế cho nuôi sinh sản, nên mỗi ô chuồng dành cho một con.

thiết kế chuồng nuôi dúi sinh sản

1.2 Lựa chọn dúi giống

Theo kinh nghiệm của nhiều người từng nuôi dúi thì bạn nên chọn giống dúi nhỏ về nuôi. Thì khi lớn lên nó sinh sản sẽ tốt. Tâm lý của nhiều người là muốn vật nuôi của mình nhanh sinh sản. Vì vậy nên chọn dúi to về nuôi, như vậy cũng tốt nhưng cần chọn dúi khỏe mạnh, không bệnh tật.

Dúi sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, khoảng 8 tháng tuổi là dúi bắt đầu sinh sản. Và trung bình mỗi năm sinh khoảng 4 lứa. Thông thường dúi sẽ mang thai 45 ngày là sinh. Và sau khi ở với mẹ được 40 ngày thì có thể tách ra và nuôi riêng.

1.3 Cách chăm sóc dúi sinh sản

+ Kiểm tra dúi cái động dục

Bạn xách đuôi dúi cái lên kiểm tra. Nếu bạn thấy bộ phận sinh dục của dúi có màu hơi hồng. Đồng thời đưa tay lên vuốt nhẹ thấy hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục, là con cái có biểu hiện động dục.

+ Ghép đôi con đực và con cái

Bạn chọn con dúi đực thả vào chuồng con cái và quan sát. Nếu thấy chúng quấn quýt với nhau thì để nguyên. Nếu thấy gằm ghè nhau thì phải thay con đực khác.

Chú ý:

  • Nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một chút
  • Sau 2 ngày tiến hành quan sát, nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng. Và bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì nó đã được đực.
  • Nếu quan sát chưa quen, tốt nhất để con đực và con cái ở chung trong vòng một tuần. Hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.

Khi ghép đôi con đực với con cái thấy hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực đó. Mỗi con đực có thể phối được tối đa với 5 con dúi cái.

Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của con cái. Vì vậy, khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái. Sau khi có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.

+ Cách kiểm tra dúi cái mang thai

  • Khi thấy vú của con cái căng lên là dúi đã mang thai và khi đó cần tách riêng dúi cái và dúi đực. Vì nếu không, khi sinh sản chúng sẽ rất dễ ăn con.
  • Khi dúi sinh sản trong mấy ngày đầu cần tuyệt đối giữ yên tĩnh cho chúng, tránh người lạ tới gần, và không nên dọn chuồng.

+ Cách Chăm sóc dúi mang thai và sinh con

Sau khi kiểm tra và xác định là dúi cái đã mang thai, bạn cần phải tách ngay con đực ra. Tránh trường hợp chúng bị dúi cái tấn công.

Trong giai đoạn dúi cái mang thai, cần cung cấp đẩy đủ lượng thức ăn và có thể cao hơn bình thường một chút. Bạn cũng nên tăng cường vệ sinh chuồng trại. Để tránh trường hợp dúi bị nhiễm bệnh khi đang mang thai.

1.4 Chăm sóc dúi con

Trung bình khoản 45 ngày dúi sẽ sinh con, dúi con khi mới sinh ra đến khi 14 ngày tuổi dúi con chưa mở mắt. Nguồn thức ăn chính là sữa của dúi mẹ.

Khi chúng đạt từ 20 ngày tuổi thì có thể tự ăn được mía hoặc tre nứa. Và sau 45 ngày tuổi thì bạn có thể tách chúng khỏi mẹ. Trường hợp vẫn để sống cùng sẽ kéo dài thời gian khoản 3 – 4 tháng chúng sẽ tự tách mẹ.

thức ăn của dúi con
Thức ăn của dúi con từ 20 ngày tuổi gồm: mía, tre/nứa, hoặc các loại hạt – Ảnh: Internet

2. Những bệnh thường gặp khi nuôi dúi

Cách phòng bệnh khi nuôi dúi sinh sản?

Để phòng bệnh cho dúi, cần đảm bảo chuồng trại khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không có ánh sáng trực tiếp. Dúi là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, nó vẫn bị một số bệnh thông thường như ký sinh trùng ngoài da, đường ruột…

Dúi bị các bệnh do ký sinh trùng ngoài da?

Nguyên nhân: Do ve cắn gây nên ghẻ, lở. Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh bôi lên vết
Phòng bệnh: định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy dọn chuồng trại xung quanh 1 đến 2 lần/tháng.

Cách phòng và trị dúi bị bệnh đường ruột?

Nguyên nhân: Do khẩu phần ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi bị tiêu chảy.
Điều trị: dùng thuốc để trị bệnh tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, rễ cau, rễ dừa…

Trên đây là thông tin về kỹ thuật nuôi và chăm sóc dúi sinh sản cho bà con mới tập nuôi dúi. Nội dung bài viết được Nông Dân Online tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website nongdanonline.com để xem thêm các bài viết về cách trồng trọt và chăn nuôi tại nhà nhé.

5/5 - (2 đánh giá)