Hôm nay, Nông Dân Online xin chia sẻ cùng bạn về cây gừng. Cũng như tìm hiểu về công dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo cách trồng nhé.
Mục lục
1. Thông tin về cây gừng
1.1 Đặc điểm sinh học
Tên tiếng Anh | Zingiber officinale |
Tên tiếng Việt | gừng |
Đặc điểm | Gừng là cây thân thảo, thân có thể cao tới hàng mét (m), thân củ phát triển, là bộ phận sử dụng. Thân củ phát trong tầng đất 18 – 20cm. Lá dài 15 – 18cm và hẹp 2 – 3cm, lá có màu xanh vàng, mặt lá nhẵn. Khi lá bị vò nát thì có mùi thơm dễ chịu. Gừng hiếm khi ra hoa nên thường nhân giống bằng thân củ (nhân giống vô tính). Gừng là loại cây trồng ưa thích khí hậu ấm áp, có khả năng chịu nóng và là cây ưa ẩm. Cây gừng có thể sinh trưởng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên ở những nơi, những mùa vụ có khí hậu ôn hòa thường cho năng suất cao. Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp, có sương giá thì cây sinh trưởng, phát triển khó khăn. |
Môi trường sống | Gừng là cây ưa thích ánh sáng, nhưng lại có khả năng chịu bóng. Dựa vào đặc tính trên, người ta có thể trồng thuần hoặc trồng gừng dưới tán rừng và cây ăn quả. Gừng ưa thích loại đất có tầng canh tác dầy, nhiều mùn, tơi xốp, độ pH từ hơi chua đến trung tính. Gừng là cây ưa ẩm, khi củ phình to thì cần cung cấp đầy đủ nước. Chúng không chịu ngập úng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển gừng yêu cầu chất dinh dưỡng tương đối cao, nhất là đạm và kali. Tuy nhiên không lạm dụng phân đạm để tăng năng suất. Vì bón đạm quá nhiều sẽ làm giảm hương vị của gừng. Người sản xuất nên quan tâm đến việc bón phân hữu cơ, phân kali và phân lân cho cây gừng. |
1.2 Công dụng của gừng
Gừng là cây gia vị rất được ưa chuộng, là loại thực phẩm thông dụng hàng ngày của nhân dân ta. Các món: ốc, gà, ngan, vịt v.v… không thể thiếu gừng. Lá gừng cũng có thể dùng làm gia vị.
Trong y học, gừng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa. Gừng còn được dùng để chế biến mứt, kẹo, v.v… Gừng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Kỹ thuật trồng gừng
2.1 Thời gian
Thời vụ trồng gừng thích hợp cho các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào mùa xuân tháng 2 đến tháng 3. Nếu trồng bầu thì có thể bắt đầu từ cuối tháng 12 đến tháng 1.
2.2 Đất trồng gừng & Phân bón
+ Đất: Đất trồng gừng phải được cầy bừa kỹ, sạch cỏ dại, không gần những nơi bị ô nhiễm. Công việc tiếp theo là lên luống (liếp), mặt luống rộng 50 – 60cm, luống cao 15 – 20cm. Rãnh rộng 25 – 30cm.
+ Phân bón: Cần phải chuẩn bị phân bón đầy đủ trước khi trồng. Khối lượng phân bón cho 1.000m2 đất trồng như sau:
Phân hữu cơ hoai mục | 1,0 – 1,5 tấn |
Phân đạm (urê) | 10-12kg |
Supe phốt phát | 25-30kg |
Clorua kali | 20 – 25kg |
Phương pháp bón:
- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và 1/3 phân urê và 1/3 phân kali, bón vào rạch ở độ sâu 10 – 15cm.
- Nhất thiết phải trộn đều phân bón với đất trước khi trồng.
- Người sản xuất có thể thay thế các loại phân bón kể trên bằng những loại phân bón khác như: phân NPK tổng hợp, phân hữu cơ vi sinh v.v… để bón cho gừng.
2.3 Chuẩn bị giống
Dùng dao sắc cắt những mầm ngủ trên củ gừng, mỗi đoạn dài 3 – 4cm. Và trên mỗi đoạn cần có ít nhất một mầm để làm giống.
2.4 Phương pháp trồng gừng
Người ta có thể trồng gừng theo hai cách: trồng thuần và trồng dưới tán rừng. Một số nhà chuyên môn khuyến cáo nên chọn các cây lâm nghiệp lát hoa, tếch, trẩu và các cây ăn quả: mơ và mận để trồng xen gừng dưới tán. Khối lượng gừng trồng khoảng 400 – 800kg/ha với mật độ 2.000 – 2.500 cây/ha.
Tùy theo tính chất đất đai, phân bón, thời vụ trồng để xác định khoảng cách và mật độ trồng một cách hợp lý.
Nhìn chung nếu trồng thuần thì có thể theo khoảng cách hàng x khoảng cách cây: 30 x 20cm. Mật độ trồng trên 1.000m2 khoảng 16.000 cây.
Sau khi đặt củ giống thì dùng tay ấn nhẹ để giống tiếp xúc với đất. Độ sâu lớp đất 5 – 7cm, sau đó dùng mùn rác, rơm rạ phủ kín mặt luống.
3. Cách chăm sóc gừng
3.1 Xới, vun, trừ cỏ dại
Sau khi trồng được khoảng 15 – 20 ngày, cây gừng mọc khỏi mặt đất. Sau trồng được 25 – 30 ngày dùng dầm (xén) cuốc con xăm xỉa đất giữa hai hàng và xung quanh gốc kết hợp với nhổ cỏ dại. Vun đất vào gốc cây tránh cho củ gừng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, củ bị xanh làm giảm chất lượng.
3.2 Tưới nước
Sau khi trồng gừng, trước khi cây mọc ngày tưới 2 lần sáng và chiều. Dùng thùng gương sen để tưới.
Khi cây sinh trưởng mạnh và củ phình to, có thể dùng phương pháp tưới rãnh. Khi tưới, đưa nước vào rãnh ngập 1/2 độ cao luống, sau khi nước thấm đều thì tháo cạn. Phải dùng nước sạch để tưới cho gừng.
Trước khi thu hoạch khoảng một tháng, cây già, lá vàng úa, để ruộng khô. Như vậy khi thu hoạch sẽ thuận lợi và giúp cho công việc bảo quản tốt hơn.
3.3 Bón thúc
Bón thúc cho gừng có thể thực hiện vào 2 thời kỳ: sinh trưởng mạnh và củ phình to. Phương pháp bón thúc, có thể bón phân ở dạng khô hoặc hòa tan phân bón vào nước sạch.
Nếu bón khô thì bón theo rạch giữa hai hàng, sau khi bón thúc dùng đất nhỏ lấp kín phân bón, sau đó tưới nước để hòa tan phân bón. Nếu hòa tan phân bón trong nước thì nồng độ dung dịch 1 – 2%, tưới vào gốc cây, cách gốc 7 – 10cm.
4. Câu hỏi thường gặp
Sau khi trồng được khoảng 8,5 – 9 tháng, khi cây gừng trở nên vàng úa, số lá gần gốc úa vàng, khô thì có thể thu hoạch.
Bảo quản gừng ở những nơi thoáng mát, khô ráo. Có thể để gừng trong cát, đất mịn trải trên mặt đất, sau mỗi lượt củ giống thì cần phải phủ một lớp đất mịn hoặc cát khô dầy 1,5 – 2,0cm.
Khi thu hoạch dùng cuốc nhỏ, cuốc nhẹ đất 2 bên má luống, dùng tay nhổ cây lên khỏi mặt đất. Dùng dao cắt thân ra khỏi củ, rũ sạch đất, để vỏ se. Ta có thể dùng loại củ này làm giống.
5. Tổng kết
Gừng là một loại cây gia vị dễ trồng và dễ chăm sóc, bạn hoàn toàn có thể trồng chúng tại nhà. Nội dung bài viết được Nông Dân Online tổng hợp và biên soạn. Truy cập website www.nongdanonline.com thường xuyên. Để tìm hiểu về cách trồng nhiều loại rau gia vị khác nhé.