Thông tin về loài nhím

Những năm gần đây phong trào nuôi nhím thương phẩm đang dần phổ biến. Nhiều người chọn nuôi nhím tại nhà để cung cấp cho thị trường.

loài nhím

Trong bài viết này, Nông Dân Online chia sẻ cùng mọi người thông tin về loài nhím nuôi tại nhà. Cũng như tìm hiểu về đặc điểm, tập tính và tính tình của loài vật này. Mời mọi người cùng tham khảo.

1. Thông tin về loài nhím

Nhím (porcupine) là loài gặm nhắm , sống hoang dã ở một số nước như: Nepan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… Ở nước ta, hầu như nơi nào cũng có nhím sinh sống, chúng sống thành từng đàn 3 – 4 con. Nơi chúng thường sinh sống nhất là nơi có nhiều củ, quả, vì đây là thức ăn nhím rất thích.

Trong tự nhiên, nhím thường sống ở rừng rậm, đồi núi, những nơi có nhiều cây cối. Chúng phân bố ở khá nhiều vùng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, nhím có ở các tỉnh miền Bắc. Và đến nay đã phát hiện sự xuất hiện của chúng ở nhiều vùng miền Nam như Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Phước…, Chứng tỏ chúng thích nghi được với khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng trên cả nước.

Nhím thường sống thành bầy đàn. Trong đàn chỉ có một con đực trưởng thành. Nhím thường ngủ ngày, và kiếm ăn đêm. Thói quen này một phần là do tính nhút nhát của chúng.

Nhím không thích sống nơi ẩm ướt và giữ thân mình luôn khô ráo. Thỉnh thoảng mới thấy chúng tắm, nhất là lúc nắng nóng. Vì vậy, trong quá trình nuôi không nên tắm cho nhím trừ trường hợp sau khi rửa chuồng, ta xịt nước tắm sơ cho chúng.

2. Đặc điểm nhận dạng

Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái. Dưới háng có hai dịch hoàn nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 4 – 5cm. Nhím đực hung dữ hơn, hay sừng lông, đạp chân phành phạch, vừa cắn vừa đánh lông tấn công đối phương.

Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân có hình quả trám. Đuôi ngắn và mập hơn con đực. Dưới bụng lộ rõ 6 vú ở hai bên, dưới háng có lỗ sinh dục cái, cách lỗ hậu môn khoảng 3cm. Nhím cái tính tình hiền lành hơn, chỉ hung dữ lúc đẻ.

cách phân biệt nhím cái và nhím đực
Nhím cái ( ảnh trái) – Nhím đực ( ảnh phải)

Trong họ nhà nhím, nhím bờm là loại lớn nhất. Chúng nặng trung bình từ 15 – 20kg, thân và đuôi dài từ 80 – 90cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn, đầu to, mõm ngắn, có 4 răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ. Chân ngắn (4 chi ) 2 chi sau ngắn hơn 2 chi trước, móng chân nhọn, sắc. Lông trên lưng biến thành gai cứng, nhọn, nhất là nửa lưng phía sau, dài từ 10 – 30cm. Đuôi ngắn, có những sợi lông phía đầu phình ra thành hình cốt rỗng ruột màu trắng.

3. Tập tính của loài nhím

Nhím là loại động vật có tính gia đình rất cao. Con đực chỉ chấp nhận ở cùng nhím con do nó sinh ra. Những con nhím cái đã mang thai với con đực khi ghép đôi với con đực mới thì khi đẻ ra. Con đực sẽ cắn chết ngay những nhím con này. Trong tự nhiên, nhím thường sống riêng lẻ, chỉ tới mùa sinh sản chúng mới tìm tới nhau để cặp đôi. Nhím đực chủ động đi tìm nhím cái. Do vậy, không nuôi thả nhím từng bầy đàn, mà nên ghép chúng thành từng đôi nuôi riêng từng ô. Nhím không ưa nơi ẩm thấp, sũng nước hoặc những nơi quang đãng, trống trải.

Nhím chủ yếu ngủ ngày và sinh hoạt về đêm. Mũi chúng rất thính, dùng để xác định đường đi, lối về. Nhím là loài nhút nhát. Chúng luôn đề phòng những tiếng động xung quanh và chỉ chui ra khỏi hang khi thật yên tĩnh. Bản năng tự vệ của nhím khá thụ động, không hung dữ như các loài khác, vũ khí tấn công kẻ thù chính là bộ lông.

Trong tự nhiên, nhím thích tìm đến các vùng rừng núi thực sự yên tĩnh để đào hang làm nơi trú ẩn. Từ đặc điểm này, khi nuôi nhím ta nên lưu ý là không nên làm chuồng ở những nơi ồn ào, đông người qua lại, và tránh những nơi có tiếng động mạnh.

3. Tính cách của loài nhím

Nhím là loài động vật rất nhút nhát, ban ngày thu mình nằm ngủ trong hang, chỉ khi ban đêm tối trời mới dám đi kiếm ăn và khi trời chưa hừng sáng thì đã lo chạy về hang. Tuy vậy, khi gặp kẻ thù thì cả nhím đực và nhím cái đều tỏ ra hung dữ như nhau. Nếu bị dồn vào đường cùng, chúng xu bộ lông dựng đứng hết lên rồi liều lĩnh chống trả kẻ thù một cách dũng mãnh.

Nhím đực hung dữ hơn nhím cái trong những trường hợp nó cần bảo vệ bầy đàn và bảo vệ lãnh địa của riêng mình. Nhím đực hay ghen, trong chuồng hay lồng nuôi, nếu có nhím cái thì không nên nuôi chung với nhiều nhím đực trưởng thành. Chỉ nên nuôi chung một nhím đực với một nhím cái. in nob Bla

Lưu ý: Nếu nhím mẹ đang nuôi con mà có nhím bố bị bệnh hay thương tật cần phải loại bỏ thì không vội vàng thả con đực khác vào. Vì con đực mới có thể cắn chết bầy nhím con. Tốt nhất nên chờ cho bầy nhím con đủ lớn, bắt ra ngoài nuôi riêng, lúc đó mới thả con đực mới vào chuồng cho sống chung với nhím mẹ để sinh sản tiếp.

4. Đặc điểm sinh sản

Thông thường, tuổi phối giống của nhím cái từ 10 -12 tháng tuổi. Mỗi năm nhím sinh sản 2 lần, mỗi lần từ 1 – 3 con. Thời gian động dục kéo dài 3 – 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Nhím mang thai từ 95 – 100 ngày thì đẻ, và đẻ âm thầm về đêm. Sau sinh 1 tháng nhím cái động dục trở lại.

Biểu hiện động dục của nhím:

  • Nhím cái giảm ăn có khi bỏ ăn, đi lại loanh quanh trong chuồng và hít ngửi liên tục. Nếu động vào, chúng đứng yên và cong đuôi lên.
  • Còn ở nhím đực, chúng chạy lăng xăng quanh chuồng, mũi hít hít, ngửi ngửi, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên.

5. Lông nhím

Nhím có bộ lông rất đặc biệt. Lông chúng rất nhiều, gồm lông dài và lông ngắn, tất cả đều cứng và nhọn. Lông dài mọc từ phần giữa lưng ra sau đuôi. Còn từ giữa lưng trở lên trước mõm thì sợi lông nhỏ và ngắn. Chỉ ở phần mũi và mõm nhím mới được phủ lông ngắn và mềm.

Lông của nhím rỗng. Tùy theo giống mà màu lông khác nhau. Giống lông màu nâu sẫm; giống có lông gồm hai màu, đen và trắng; giống lại có lông trắng tuyền như chuột bạch.

5. Câu hỏi thường gặp

Thịt nhím có ăn được không?

Được ! Thịt nhím được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn: hấp, nướng, xào, hầm… Rất tốt cho sức khỏe.

Có được phép nuôi nhím trong nhà để lấy thịt không?

Được ! Bạn có thể nuôi nhím tại nhà để lấy thịt và lông làm trang sức.

Bạn thấy nội dung này như thế nào?