Tiếp tục nội dung về Kỹ thuật nuôi nhím tại nhà. Trong bài viết này, Nông Dân Online chia sẻ cùng bạn các loại thức ăn khi nuôi nhím. Cũng như tìm hiểu về chế độ ăn giúp nhím lớn nhanh và khỏe mạnh. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.
Mục lục
1. Thức ăn của nhím
Trong các loài động vật, nhím là loài ăn tạp nhất. Nhờ vào đặc tính này mà quanh năm nhím không bị thiếu thức ăn.
1.1 Lựa chọn thức ăn cho nhím
Thức ăn của nhím rất đa dạng như: rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi hay đắng chát…
+ Sử dụng các loại thức ăn xanh từ rau củ, quả
Lượng thức ăn xanh trong khẩu phần ăn của nhím chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 90%, và là thứ thức ăn có sẵn quanh năm và dễ tìm nhất.
Thức ăn xanh của nhím gồm nhiều loại lá cây, các thứ củ quả và phụ phế phẩm công nghiệp. Loại thức ăn này có chứa nhiều nước, nên nhím thích ăn và ăn nhiều. Thức ăn xanh có nhiều dưỡng chất cần thiết như protein, đường, canxi, phosphor, là những chất cần thiết cho sự sinh trưởng của nhím.
Thức ăn từ lá cây
Nhím có khả năng ăn được tất cả các loại lá và ăn với số lượng nhiều. Vì vậy, việc tìm kiếm thức ăn cho nhím rất dễ dàng. Các loại rau, lá cây, cỏ đồng, cỏ cao sản, cỏ họ đậu, đọt mít, đọt thơm,… Đều là thứ mà nhím thích ăn.

Thức ăn từ củ, quả
Các loại củ như : khoai lang, khoai tây, khoai mì, sắn, cà rốt, cải,… Và các thứ quả như: bí đỏ, bí đao, bầu, mướp, dưa leo,… đều là món ăn ưa thích của nhím.
Thức ăn từ củ, quả thường có vị ngọt, chứa nhiều nước, có vị thơm nên kích thích sự thèm ăn của nhím. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều Vitamin A, C và chất bột, dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của nhím.

+ Các phụ phế phẩm công nghiệp làm thức ăn cho nhím
Nếu nguồn thức ăn chính từ rau, lá, củ, quả bị hạn chế thì cũng có thể bổ sung thức ăn từ phụ phế phẩm công nghiệp cho nhím. Các loại như : hèm rượu, bia, xác mì, xác đậu nành, hoặc các loại xác đậu khác…
- Thức ăn tinh: Lượng thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của nhím không nhiều, chỉ chiếm từ 5g đến 10g cho mỗi nhím trưởng thành. Thức ăn tinh thường cho nhím ăn bổ sung vào buổi tối, sau khi được cho ăn với thức ăn xanh gần no. Thức ăn tinh phù hợp với nhím ở mọi lứa tuổi. Nếu chỉ nuôi với số lượng ít, ta nên dùng cám viên. Còn nuôi với số lượng nhiều thì chỉ nên pha trộn để tiết kiệm chi phí.
- Cám gạo: Cám gạo là thức ăn tinh cung cấp năng lượng và chất đạm. Gồm hai loại: cám thô và cám mịn. Cám thô còn lẫn vỏ trấu nên hàm lượng chất xơ cao hơn cám mịn, rẻ tiền hơn, bảo quản được lâu hơn. Còn cám mịn có giá trị dinh dưỡng cao hơn cám thô, nhưng khó bảo quản và giá thành cao.
- Bột bắp: Bột bắp là thức ăn tinh có hàm lượng tinh bột cao, cung cấp năng lượng và đạm. Trong bột bắp có chứa nhiều chất gồm chất khô, protein thô, một ít khoáng chất và chất béo. Người ta thưởng chọn loại bột bắp vàng cho nhím. Nên cho ăn bột bắp sống, trộn với cám gạo, tấm gạo, phụ phế phẩm công nghiệp,…
+ Các loại thức ăn bổ sung
Thức ăn này chiếm một lượng nhỏ gồm chất khoáng, chất béo và vitamin. Đây là loại thức ăn tuy ít nhưng không thể thiếu đối với nhím.
- Chất khoáng: Cần cung cấp thêm cho nhím các chất khoáng như phosphor (P) và canxi (Ca) để giúp nhím phát triển tốt hơn.
- Chất béo: Chất béo cung cấp nhiệt lượng và nhiệt năng, giúp nhím mập mạp và mạnh khỏe hơn.
Lưu ý: Nếu trong khẩu phần ăn của nhím đã đủ chất béo thì không cần bổ sung thêm. Nếu cần, chỉ cho ăn thêm khô dầu phộng, khô dầu dừa,…
1.2 Cách cho nhím ăn
Nhím con được một tháng tuổi mới bắt đầu biết tìm đến máng để ăn chung với nhím mẹ. Trước một tháng tuổi, nhím sống nhờ sữa mẹ.
Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi đẻ, nhím cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường… Để nhím con mau lớn, và nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, thì nhím đực sẽ phối giống hăng hơn.

Khẩu phần ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn:
- Nhím từ 1 – 3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ ngày: 0,3kg rau, củ, quả các loại, 0,01kg cám viên hỗn hợp, 0,01kg lúa, bắp, đậu các loại.
- Nhím từ 4 – 6 tháng tuổi: 0,6kg rau củ quả, 0,02kg cám viên hỗn hợp, 0,02kg lúa, bắp, đậu, 0,01kg khô dầu, dừa, lạc.
- Nhím từ 7 – 9 tháng tuổi: 1,2kg rau củ quả, 0,04kg cám viên hỗn hợp, 0,04kg lúa, bắp, đậu, 0,02kg khô dầu, dừa, lạc.
- Từ 10 – 12 tháng tuổi: 2kg rau củ quả, 0,08kg cám viên hỗn hợp, 0,08kg lúa, bắp, đậu, 0,04kg khô dầu, dừa, lạc.
Đối với nhím đang nuôi con, đặc biệt, đối với nhím đẻ nhiều từ 3 – 4 con, ngoài thức ăn như đã nói trên cần cho ăn thêm 0,2 – 0,3kg lạc nhân, đỗ tương (rang).
Lưu ý:
Cho nhím ăn nhiều loại thức ăn, không nên ăn đơn điệu nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Cho ăn 2 bữa/ngày: bữa ăn chính (buổi chiều tối) và bữa phụ (buổi trưa).
Đối với nhím hậu bị, hạn chế lượng thức ăn sao cho tăng trọng bình quân 0,8kg/con/tháng. Đối với nhím sinh sản, khi cho ăn cần phải xem xét từng con:
- Con sắp phối giống, không nên cho ăn quá nhiều
- Còn với con đang mang thai cần tăng cường thêm thức ăn tinh, đảm bảo đủ lượng xương. Tuy nhiên, luôn luôn đảm bảo lượng thức ăn xanh cho chúng.
Dùng phụ phẩm nông nghiệp cần phải rửa sạch, để tránh ngộ độc. Cho nhím ăn đúng giờ. Cho ăn là khâu then chốt khi nuôi nhím.
Nước uống: Nếu thức ăn nhiều nước như củ, quả thì có thể không cần cho uống thêm nước. Tuy nhiên, cần cho nhím uống nước tự do, trung bình 1 lít/ 5 con/ngày.
Ngủ – nghỉ ngơi: Nhím sinh hoạt về đêm, ban ngày ngủ từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, cần giữ yên tĩnh cho chúng ngủ.
2. Nước uống cho nhím
Thức ăn chính của nhím là rau, củ, quả nên ít uống nước. Nhưng bạn cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày.
Nhím thường uống nước vào buổi sáng và trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt, chúng sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục, như vậy sẽ không tốt.
3. Câu hỏi thường gặp khi nuôi nhím
Cách nhốt/ ghép đôi/ ghép đàn:
+ Đối với nhím cái giống, nuôi riêng từng ô và có thể nuôi tại một ô suốt cả đời.
+ Đối với nhím đực giống, cũng nên nhốt từng cá thể ở từng ô riêng biệt.
Lưu ý: Bạn không nên nhốt chung vì chúng rất hay đánh nhau.
+ Nhím con mới đẻ sẽ ở chung với mẹ cho đến khi cai sữa.
+ Nhím nhỏ và hậu bị có thể nhốt chung và phân theo lứa tuổi.
+ Giai đoạn phối giống, nhím đực có thể nhốt chung với nhím cái. Thời gian ngắn hay dài tuỳ thuộc vào chúng phối thành công hay không.
Lưu ý chống cận huyết: Bạn cần phải đánh số, ghi chép lý lịch của từng con để không bị nhầm lẫn trong khi ghép đôi giao phối.
Được ! Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí nuôi dưỡng. Bạn nên tìm các nguồn thức ăn dạng tự nhiên cho nhím ăn nhé.
Trên đây là thông tin về các loại thức ăn khi nuôi nhím. Nội dung bài viết được Nông Dân Online tổng hợp và biên soạn. Hãy truy cập website nongdanonline.com để xem thêm các bài viết về trồng trọt – chăn nuôi tại nhà nhé.